image banner
HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ CHÓ CẮN.
Lượt xem: 155

Hình ảnh minh họa

UBND thị trấn nông trường Phong Hải gửi tới toàn thể nhân dân cách xử lý vết thương khi bị chó cắn

Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, rất dễ gặp phải đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Khi bị chó cắn nếu không xử lý vết thương đúng cách và kịp thời nhất là vào mùa nắng nóng, nạn nhân rất có thể bị mắc bệnh dại do virus dại gây nên. Vậy bạn cần làm gì khi bị chó cắn?
Nếu bị chó cắn, việc đầu tiên bạn cần làm trước khi hoảng sợ là đưa người bị chó cắn tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. Vết chó cắn cực kỳ nguy hiểm, nhất là chó đi lạc và không theo dõi được chó. Cũng không được xem thường nếu con chó đó là vật nuôi trong nhà vì chúng vẫn là vật chủ mang mầm bệnh và có thể gây bệnh cho bất cứ người nào trong gia đình.
Điều trị dự phòng nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, bao gồm: rửa vết thương, tiêm vắc xin phòng dại và sử dụng huyết thanh kháng dại nếu có chỉ định.
Xử lý vết thương khi bị chó cắn đúng cách và được tiêm vắc-xin phòng dại kịp thời là việc làm cần thiết để bảo vệ tính mạng khi bị chó, mèo cắn.
Sơ cứu (Xử lý) tại chỗ khi bị chó cắn
 Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn hoặc cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45° đến 70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.
Cách cầm máu sau khi bị chó tấn công:
Nâng cao vùng bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.
Cầm máu: Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 đến 15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.
Trong trường hợp nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.
 Chú ý: Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng (bỏ mũi) sau khi đã tiêm phòng bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương.
Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại
Chỉ định dùng vắc xin và huyết thanh kháng dại trong điều trị dự phòng bệnh dại tùy theo tình trạng động vật, hoàn cảnh bị cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh, vị trí bị cắn, số lượng, tình trạng vết cắn và tình hình bệnh dại trong vùng. Bạn cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời: Tùy vào phân độ vết thương và tình trạng của con vật sau khi cắn trong vòng 10 ngày mà các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình cụ thể:
Với vết thương độ I: không cần tiêm vắc xin vắc xin;
Với vết thương độ II: có thể phải chỉ định tiêm vắc xin
Với vết thương độ III: cần sử dụng cả vắc xin lẫn huyết thanh.
Người phơi nhiễm cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm và sự hướng dẫn của bác sĩ.
Vũ Trung Dũng
Sợ quá
Nhân dân chủ động tiêm phòng dại cho chó
Lê Quốc Đại
5/16/2023 7:28:00 PM
(0) (0)
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
  • Bầu Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
    (22/05/2024)
  • Ải Nam ngày đầu xuân 2024
    (19/02/2024)
  • HỢP TÁC XÃ THUỶ SẢN PHONG HẢI
    (28/06/2023)
  • VIDEO PHONG HẢI NGÀY NAY (28.4.2023)
    (28/04/2023)
  • CỬA CẢI TTNT PHONG HẢI SAU 1 NĂM CÓ CHỦ TRƯƠNG CHỈ ĐẠO
    (22/02/2023)
1 2 3 4 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1