image banner
THÔNG BÁO CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG CẤP 4 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO THẮNG
Lượt xem: 116
Thực hiện thông báo số 08/TB-CCKL ngày 19/02/2024 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai về thông báo cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ ngày 19/02/2024 đến ngày 24/02/2024, hiện nay huyện Bảo Thắng cấp dự báo cháy rừng đang ở Cấp IV (Cấp nguy hiểm). Chúng ta cần tăng cường công tác tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Tổ chức phát tin cảnh báo cháy rừng trên phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu là hệ thống loa truyền thanh của xã, loa các thôn. Cấm tuyệt đối hoạt động đốt nương, đốt dọn thực bì để trồng rừng, sử dụng lửa trong rừng, gần rừng trong thời gian này.

Thưa toàn thể nhân dân hiện nay đang là mùa khô, thời tiết diễn biến phức tạp. Nắng nóng, hanh khô kéo dài, độ ẩm không khí thấp tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu PTLNBV thị trấn yêu cầu các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang sống gần rừng, ven rừng, trong rừng thực hiện nghiêm túc một số quy định về công tác PCCCR cụ thể như sau:

1. Nghiêm cấm mọi hành vi phát đốt rừng làm nương rẫy trái phép;

2. Không khai thác, sử dụng, vận chuyển lâm sản trái phép. Trong những ngày khô hanh kéo dài tuyệt đối không dược mang lửa, chất dễ cháy nổ vào rừng. Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng lửa để đốt dọn nương;

3. Ở những nơi được phép canh tác, sản xuất nương rẫy khi tiến hành phát, đốt phải thông báo cho trưởng thôn hoặc thông báo về UBND thị trấn và phải được sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và Kiểm lâm địa bàn;

4. Trong trường hợp được phép dùng lửa để đốt, dọn nương phải nắm được kỹ thuật đốt nương làm rẫy theo một số quy định sau: Phát toàn bộ thực bì, phơi khô và vun thành giải rộng từ 2 - 3 mét, giải nọ cách giải kia từ 5 - 6 mét. Xung quanh nương phải tiến hành làm băng trắng rộng từ 10 - 15 mét. Đốt vào lúc gió nhẹ, vào buổi sáng sớm, phương pháp là đốt lần lượt từ trên sườn đồi xuống dưới chân đồi. Tuyệt đối không được đốt vào lúc chiều tối. Khi đốt phải có người canh gác, cứ 10 - 15 mét phải có một người canh, tuyệt đối không để lửa cháy lan vào rừng. Khi đốt xong phải kiểm tra toàn bộ nương cho đến khi lửa tắt hết mới được ra về;

5. Khi phát hiện có cháy rừng, người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo ngay cho mọi người xung quanh khẩn trương dập tắt ngay khi đám cháy còn nhỏ, kiên quyết không để xảy ra cháy lớn và thông báo ngay cho trưởng thôn, chính quyền địa phương, tổ quần chúng BVR, Kiểm lâm địa bàn. Khi xảy ra cháy lớn phải thông báo lên cấp trên (thường trực BCĐ – Hạt Kiểm lâm huyện) để có biện pháp chỉ đạo, ứng cứu kịp thời. Nếu tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nào để xảy ra cháy rừng, không tiến hành ứng cứu, không thông tin kịp thời thì tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đó đã vi phạm luật Lâm nghiệp, Luật PCCC và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật

Để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng của nhân dân, luôn thực hiện phương châm phòng là chính, chữa cháy kịp thời, hiệu quả đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Để bà con nhân dân biết và tuân thủ tốt các nguyên tắc, biện pháp chữa cháy khi xảy ra cháy rừng, Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu PTLNBV thị trấn hướng dẫn một số biện pháp chữa cháy rừng cụ thể như sau:

1. Biện pháp trực tiếp: Là biện pháp sử dụng tất cả các phương tiện từ thủ công như, dao phát; cành cây tươi; bàn dập; bình phun nước; đất, cát...đến các phương tiện cơ giới hiện đại như cưa xăng, máy bơm chữa cháy, máy thổi gió, máy ủi... tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa;

2. Giới hạn đám cháy bằng băng trắng ngăn lửa: Băng trắng ngăn lửa được làm từ phía trước đám cháy, có xu hướng cong về hai phía của ngọn lửa tùy theo địa hình, diện tích, quy mô đám cháy và tốc độ gió. Chiều dài và khoảng cách giữa băng ngăn lửa và đám cháy tùy thuộc vào tốc độ gió và tốc độ lan tràn của đám cháy nhưng phải đảm bảo sao cho khi thi công xong thì đám cháy mới tiến đến gần băng. Khi thiết kế, thi công đường băng phải biết lợi dụng địa hình sông suối, đường mòn, đường giao thông, các đường băng đã thiết kế trước....để vạch hướng đường băng ngăn lửa, đảm bảo thi công nhanh, hiệu quả. Dụng cụ thi công có thể bằng dụng cụ thủ công hoặc cơ giới. Phương pháp này thường được áp dụng cho rừng trồng từ non đến trung niên, loài cây có dầu hoặc rừng thứ sinh cây thưa có nhiều cỏ tranh, cây bụi. địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp;

3. Giới hạn đám cháy bằng các đường băng đốt trước: Biện pháp này có ý nghĩa là dùng lửa để dập lửa. Biện pháp này có hiệu quả cao đối với các đám cháy tán, cháy mặt đất mạnh và áp dụng cho cháy rừng trồng từ trung niên trở lên hoặc rừng tự nhiên có địa hình phức tạp, cường độ cháy lớn. Đây là phương pháp khó, đòi hỏi người chỉ huy phải có kỹ thuật và kinh nghiệm, có khả năng phán đoán trước khả năng di chuyển của đám cháy và phải cần nhắc kỹ  khi áp dụng biện pháp này.


Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
  • Bầu Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
    (22/05/2024)
  • Ải Nam ngày đầu xuân 2024
    (19/02/2024)
  • HỢP TÁC XÃ THUỶ SẢN PHONG HẢI
    (28/06/2023)
  • VIDEO PHONG HẢI NGÀY NAY (28.4.2023)
    (28/04/2023)
  • CỬA CẢI TTNT PHONG HẢI SAU 1 NĂM CÓ CHỦ TRƯƠNG CHỈ ĐẠO
    (22/02/2023)
1 2 3 4 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1