KINH TẾ SỐ ĐANG DẦN HIỆN HỮU TRÊN THÔN VÙNG CAO ẢI NAM
Thứ Hai, 05/06/2023 17:41
Lượt xem: 258
Là một thôn vùng cao, đặc biệt khó khăn của thị trấn nông trường Phong Hải, với 164 hộ, 874 khẩu, trong đó có 77 hộ nghèo, 28 hộ cận nghèo, 100% hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số, cơ bản là người dân tộc Mông, nhưng nhân dân nơi đây rất quyết tâm trong việc thay đổi diện mạo, thay đổi tư duy phát triển kinh tế để có cuộc sống tốt hơn.
Từ năm 2020, thị trấn nông trường Phong Hải bắt đầu được đầu tư đường giao thông nông thôn theo cơ chế nông thôn mới, với sự quyết tâm, sự thuyết phục của cán bộ thôn, nhân dân đã hiến đất, góp tiền công đổ bê tông để làm 6,5km đường bê tông giao thông, xây dựng được 2,5km đường điện chiếu sáng, làm 1,5km đường cờ theo mẫu, nhiều mô hình phát triển kinh tế đã đem lại cho nhân dân có nguồn thu nhập ổn định trong đó có mô hình sản xuất máy bẻ sắt phục vụ trong xây dựng của gia đình anh Lương Văn Minh – Vương Thị Phượng. Sau một thời gian tìm tòi trước những nhu cầu của ngành xây dựng anh chị Minh Phượng đã thiết kế các máy bẻ sắt tiện dụng, nhanh chóng phục vụ cho nhu cầu trong địa phương, dần dần xưởng sản xuất của nhà anh chị được mở rộng quy mô, trung bình một tháng xưởng sản xuất cung cấp ra thị trường khoảng 430 đơn hàng, giải quyết cho 08 đến 10 lao động thường xuyên với mức lương từ 6 đến 9 triệu đồng.


Với số lượng đơn hàng từng tháng, Xưởng sản xuất của anh chị Minh Phượng đã cung cấp các máy bẻ sắt cho hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Để quảng bá, thúc đẩy sản phẩm gia đình anh chị đã thiết lập các kênh Youtube, trang bị máy móc để bán hàng Livestream để quảng cáo các mặt hàng do gia đình làm ra. Có thể thấy nhân dân Ải Nam đã có sự thay đổi nhận thức trong phát triển hàng hoá và các phương thức bán hàng trên môi trường số./.
Vũ Trung Dũng